Quy định về nhà ở hợp pháp cũng là một vấn đề hết sức quan trọng mà người dân trong thời đại thượng tôn pháp luật hiện nay cần phải nắm chắc nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro pháp lý cho bản thân. Dưới đây là một số quy định về nhà ở hợp pháp nhất định bạn phải nắm rõ để việc cư trú của mình và gia đình không bị ảnh hưởng.
Quy định về nhà ở hợp pháp theo pháp luật là như nào?
Nhà ở hợp pháp theo quy định của pháp luật
Quy định về nhà ở hợp pháp cũng được pháp luật quy định rõ trong khoản 1 Điều 2, Luật Cư trú năm 2020. Theo điều khoản này, một chỗ ở được coi là hợp pháp tức là một nơi được sử dụng để sinh sống thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của công dân. Chỗ ở hợp pháp đó bao gồm nhà ở, thuyền, tàu, phương tiện có khả năng di chuyển khác, hoặc chỗ khác. Nhà ở hợp pháp là một trong những chỗ ở hợp pháp theo điều này.
Không có điều luật nào quy định rõ ràng về nhà ở hợp pháp, nhưng theo phân tích từ các văn bản luật, văn bản dưới luật như: Luật đất đai 2013, Luật xây dựng 2014,… thì quy định về nhà ở hợp pháp sẽ phải xem xét, dựa vào các giấy tờ, bằng chứng chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Quy định về nhà ở hợp pháp - Chứng từ chứng minh chỗ ở hợp pháp
Các chứng từ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định về nhà ở hợp pháp bao gồm:
1. Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, tài sản trên đất:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (sổ hồng)
+ Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất trước ngày 1.1.2008 như hợp đồng mua bán nhà đất viết tay, giấy tờ có xác nhận của UBND có thẩm quyền về nhà ở, đất ở không có tranh chấp,…
Nhà ở hợp pháp xây dựng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2. Giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật (đối với công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong)
3. Hợp đồng mua bán nhà ở đúng quy định pháp luật: Hợp đồng mua bán nhà ở, đất và tài sản trên đất có chữ ký hai bên, có công chứng chứng thực từ cơ quan có thẩm quyền.
4. Hợp đồng tặng cho, thừa kế, góp vốn mua nhà, giao tặng nhà ở tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực thi hành pháp luật.
6. Đối với chỗ ở là phương tiện di chuyển, nhà ở khác mà không phải đăng kiểm, đăng ký thì:
+ Cần có xác nhận của UBND cấp xã hoặc huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở
+ Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm;
Thuê trọ nhà ở hợp pháp cũng là nơi cư trú hợp pháp
7. Đối với thuê trọ:
+ Tài liệu chứng minh thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp như: Hợp đồng thuê nhà, văn bản công nhận cho mượn, ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp quy định pháp luật.
+ Các giấy tờ có xác nhận từ cơ quan, tổ chức đối với nhà ở sử dụng tạo lập trên đất của cơ quan, tổ chức giao
Ngoài ra, cần chú ý quy định về nhà ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú như sau:
+ Cần có tài liệu chứng minh đủ diện tích tối thiểu về nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định về Luật Cư trú năm 2020 và Nghị định 62/2021/NĐ-CP.
Quy định về nhà ở hợp pháp được đăng ký thường trú, tạm trú
Như đã đề cập ở trên, quy định về nhà ở hợp pháp cũng có một số vấn đề liên quan đến thường trú, tạm trú. Muốn đăng ký thường trú còn phải chứng minh diện tích tối thiểu của nơi ở hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, một số người cũng thắc mắc không biết liệu một chỗ ở hợp pháp thì được đăng ký tạm trú, thường trú bao nhiêu hộ gia đình? Theo khoản 3 Điều 10, Luật cư trú 2020 quy định như sau:
“Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp.”
Như vậy, Luật Cư trú 2020 không quy định số lượng tối đa hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú trên một chỗ ở hợp pháp. Do đó, một ngôi nhà được thiết kế để xây dựng nhà ở hợp pháp được phép đăng ký thường trú, tạm trú cho nhiều hộ gia đình và đảm bảo được sự phù hợp với quy định pháp luật cũng như đảm bảo các điều kiện trở thành một nhà ở hợp pháp với các giấy tờ chứng minh trên.
Trên đây là một số quy định về nhà ở hợp pháp với các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mà người dân cần chú ý để đảm bảo tránh được rủi ro và hậu quả pháp lý đáng tiếc.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG QUANG HÀO
- Hotline: 0909789068
- Website: xaydungquanghao.vn
- Facebook: Công Ty Xây Dựng Quang Hào
CẨM NANG
QUANG HÀO - SINH RA ĐỂ TẬN TÂM
Quy tắc thiết kế nội thất cơ bản
Quy tắc thiết kế nội thất cơ bản sẽ giúp các bản thiết kế của bạn trở nên độc đáo, sáng tạo nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
XEM THÊMQuy định về xây dựng nhà ở khu dân cư
Quy định về xây dựng nhà ở khu dân cư, nhà ở riêng lẻ các hộ gia đình cần nắm rõ để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh rủi ro pháp lý.
XEM THÊMTop các phong cách trong thiết kế nội thất thịnh hành hiện nay
Những món đồ nội thất cũng cần được đi theo một phong cách nhất định để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Cùng khám phá ngay một vài các phong cách trong thiết kế nội thất sau đây.
XEM THÊMThủ tục xin cấp phép cải tạo nhà ở
Thủ tục xin cấp phép cải tạo nhà ở là quy trình pháp lý mà mọi chủ sở hữu nhà cần tiến hành khi muốn thực hiện các công việc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hay mở rộng căn nhà.
XEM THÊM